Sở hữu một con nhím kiểng có thể là một trải nghiệm vô cùng bổ ích và thú vị. Chúng dễ thương, có thể bế và có đặc điểm siêu độc đáo. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến nhím làm kiểng nếu bạn đang tìm kiếm vật nuôi mới lạ thì nhím kiểng có thể lá thứ bạn đang tìm kiếm.
1. Tính cách của nhím kiểng
+ So với chuột hamster nhím mạnh dạn hơn và chúng chủ động tương tác với người nuôi
+ Nhím kiểng có thể học một số hành vi đơn giản nhất định nếu người nuôi tích cực làm quen và chơi với chúng
+ Chúng rất hóa đồng và có thể chơi với các loại thú cưng khác trong gia đình bạn
+ Khi thay đổi nhà hay người chăm sóc mới nhím kiểng có thể bị chút căng thẳng vì thế bạn cần kiên nhẫn và cho chúng thời gian để làm quen.
2. Ưu điểm của việc nuôi nhím kiểng
+ Nhím kiểng tương đối nhẹ chúng chỉ từ 600 gram đến 2 kg.
+ Khi nuôi nhím kiếng chúng không gây ồn ào cho hoàng xóm như chó, chúng cũng phát ra tiếng kêu nhưng chỉ là tiếng kêu của bánh xe cót két hoặc sắp xếp lại đồ đạc trong lồng của chúng. Nhưng những âm thanh này không gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
+ Vệ sinh lồng: Việc vệ sinh lồng cho nhím kiểng chỉ cần 1 lần/tuần
+ Một con nhím khỏe mạnh có chế độ ăn uống tốt sẽ không có mùi cơ thể khó chịu như chồn hương
+ Nhím không có lông như mèo, chó hoặc các động vật khác, vì vậy nuôi nhím kiểng không sợ dị ứng lông
+ Nhím KHÔNG phải là loài gặm nhấm và chúng không nhai, gặm nhấm hoặc phá hoại môi trường xung quanh.
+ Nuôi nhím kiểng không cần phải tiêm phòng, chủng ngừa hoặc xét nghiệm thú y định kỳ như nuôi chó, nuôi mèo.
+ Nhím không phải là bản chất hung dữ. Gai của chúng chỉ được sử dụng để phòng vệ khi chúng sợ hãi, lo lắng hoặc cảm thấy cần thiết để bảo vệ mình.
+ Những người đang tìm kiếm một con vật cưng kỳ lạ bị thu hút bởi nhím vì sự độc đáo của chúng,
+ Nhím rất dễ thương, tò mò và chúng có thể âu yếm.
3. Các khía cạnh tiêu cực khi nuôi nhím kiểng
+ Nhím có gai chúng có thể sẽ đâm vào bạn. Khi bạn mới bắt đầu học cách chơi với nhím của mình.
+ Nhím trung bình thường nhút nhát, lo lắng và không đến khi được gọi, thể hiện tình cảm ra bên ngoài.
+ Chúng có bản chất là sống về đêm và hầu như không làm gì vào ban ngày.
+ Khi nuôi nhím kiểng bạn cũng cần chăm sóc chúng hàng ngày và nhím kiểng thường mất nhiều thời gian để quen với chủ nhân và môi trường mới.
+ Nhím có răng và có khả năng cắn. Nhưng đa số chúng chỉ dùng để thể hiện sự hung dữ của mình và ít khi cắn
+ Khi mua nhím kiểng tốt nhất chi nên mua nhím cái vì chúng hiền hơn nhím đực
+ Nhím hay bị bệnh ve và cần điều trị thường xuyên
5. Nhiệt độ phù hợp cho nhím kiểng
Nhím hoạt động tốt nhất trong khoảng nhiệt độ 21 độ c đến 27 độ c. Nhiệt độ tốt nhất cho nhím kiểng là khoảng 25 độ C.
>>>>>>>> Tìm Hiểu Về Thức Ăn Cho Nhím Kiểng
6. Chăm sóc nhím kiểng
Vệ sinh lồng: Số lần vệ sinh cho nhím kiểng phụ thuộc vào nhím của bạn có sạch sẽ hay không tuy nhiên, thông thường 1 tuần bạn nên vệ sinh 1 lần
Thức ăn: thường xuyên thay nước và thức ăn tươi cho nhím kiểng
Chơi: nhím kiểng không cần đi chơi
Tắm: Nhím kiểng không cần phải tắm
7. Chế độ ăn uống cơ bản cho nhím kiểng
Ở châu Phi hoang dã, nhím lùn châu phi là loài ăn côn trùng, nhưng chúng cũng thích ăn xác thịt (động vật chết khác), trứng chim và bất kỳ loài thằn lằn, rắn hoặc động vật nhỏ nào khác có thể bắt được.
Trước đây, thức ăn cho mèo là thức ăn duy nhất dành cho nhím kiểng, nhưng ngày nay đã có thức ăn dành riêng cho nhím.
8. Điều kiện để nuôi nhím kiểng
+ Có kiến thức về nhím: bạn càng biết nhiều về nhím thì bạn càng hiểu rõ về chúng và có thể đáp ứng nhu cầu của chúng
+ Kiên nhẫn: nhím bản chất rất nhút nhát và sẽ phụ thuộc vào sự kiên nhẫn của bạn khi chúng học cách tin tưởng bạn.
+ Chấp nhận thử thách: nhím có nhiều gai và chúng có thể làm bạn đau khi chúng sợ hãi hay căng thảng nếu bạn sợ bị đau thì tốt nhất không nên nuôi nhím kiểng. Thường xuất hiện trong giai đoạn đầu mới bắt đầu làm quen với nhím.
+ Nhẹ nhàng: bạn phải nhẹ nhàng với nhím và chúng sẽ tin tưởng bạn.
+ Tinh ý: nhím của bạn sẽ phụ thuộc vào bạn 100% cho các nhu cầu của chúng. Bạn sẽ cần nhận ra nhu cầu và cách giao tiếp tinh tế của nó.
+ Chấp nhận: Bạn phải sẵn sàng chấp nhận những gì con nhím của bạn đưa ra. Nhím kiểng có thể sẽ không bao giờ tuân theo mệnh lệnh của bạn, nhưng chúng lại đưa ra những tiếng kêu kỳ quặc khi thể hiện tình cảm. Nếu bạn quen với điều này thì nó thật sự thú vị.
>>>>>> Cách Bế Nhím Không Lo Bị Đau
9. Trẻ em có thể nuôi nhím được không?
Nhím kiểng có thể không phù hợp với trẻ em, trường hợp cho trẻ em nuôi nhím kiểng cần có sự hỗ trợ của cha mẹ vì cần phải được theo dõi quá trình ăn uống, mức độ hoạt động, nhiệt độ và sức khỏe của nhím mỗi ngày.
10. Nhím kiểng và thú cưng khác
Khi chọn lồng cho nhím điều quan trọng là lồng của nhím phải an toàn và chắc chắn, giúp chúng tránh khỏi các vật nuôi khác. Tất cả các tương tác của vật nuôi khác với nhím kiểng nên được theo dõi chặt chẽ cho đến khi bạn chắc chắn rằng vật nuôi của bạn an toàn khi tiếp xúc với nhím kiểng.
Mèo và chó là “thợ săn” hoặc rất nghịch ngợm có thể với nhím kiểng điều này không tốt vì khi chó hay mèo quá tò mò có thể làm nhím hoảng sợ và chúng có thể tấn công bằng gai đối với thú cưng khác.
11. Bệnh ở nhím kiểng
Bệnh từ nhím có thể lây truyền sang người. Tuy nhiên các bệnh ở nhím thường không gây nguy hiểm cho người. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người già và những người khác đang có bệnh và hệ miễn dịch bị tổn thương hạn chế tiếp xúc với nhím.
Khi tiếp xúc với nhím rửa tay đúng cách và làm sạch là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tật. Trẻ nhỏ rất dễ cho tay vào miệng, điều này cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn.
Bạn có thể quan tâm: thức ăn cho nhím kiểng